NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH THÁI BÌNH
NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH THÁI BÌNH
Ths Đặng Văn Hơn
Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ
Trong những năm qua công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương. Công tác dân số và phát triển tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả nổi bật.
* NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT
1. Công tác tham mưu ban hành văn bản
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 11/01/2018 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chúc mừng Chi cục Dân số-KHHGĐ Thái Bình nhân Ngày Dân số thế giới 11/7/2024
- UBND tỉnh ban hành các văn bản: Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 07/8/2019 thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 11/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 31/7/2020 “Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Thái Bình thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam năm 2030; Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 27/8/2020 về truyền thông Dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2030; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 13/10/2020 thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 tỉnh Thái Bình; Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 08/4/2021 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 14/4/2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ tỉnh Thái Bình đến năm 2030; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 29/6/2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2030; Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 29/6/2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình đến năm 2030; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/11/2022 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp đến năm 2030 tỉnh Thái Bình. Ngoài việc ban hành các kế hoạch, hằng năm, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản khác chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác dân số trong tình hình mới.
2. Sự phối hợp thường xuyên có hiệu quả của các ngành, đoàn thể trong thực hiện chính sách dân số
Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp với sự tham gia của lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo các ngành, đoàn thể thành viên đã tham mưu tích cực cho cấp ủy đảng, chính quyền, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dân số - KHHGĐ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới và các chuyên đề về dân số phát triển được ngành y tế phối hợp với các ngành thành viên tổ chức rất hiệu quả; nổi bật là: Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Liên đoàn lao động tỉnh; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ngành Giáo dục; Ngành Thông tin - Truyền thông; Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội…; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả giữa Chi cục Dân số-KHHGĐ với Báo Thái Bình, Đài PTTH tỉnh trong các hoạt động truyền thông.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn, Chi cục Dân số - KHHG tỉnh, Trung tâm Y tế, Huyện đoàn Vũ Thư dự Hội thi Rung chuông vàng tại trường THPT Phạm Quang Thẩm
3. Công tác truyền thông, vận động về dân số được thực hiện thường xuyên, đổi mới về nội dung và hình thức
Công tác vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi và huy động cộng đồng thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ được tăng cường, đẩy mạnh, triển khai toàn diện, đồng bộ. Các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, vận động. Đội ngũ cộng tác viên và cán bộ dân số xã, phường là lực lượng nòng cốt trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách Dân số-KHHGĐ.
Nhiều mô hình truyền thông dân số được xây dựng và triển khai có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Đặc biệt quan tâm chú trọng truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tới nhóm đối tượng khó tiếp cận như: Công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp, vị thành niên, thanh niên….
4. Quy mô dân số ổn định, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số được nâng lên.
Tỷ lệ phát triển dân số giảm từ 3,45% (năm 1961) xuống còn 0,32% (năm 2023); số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 5,12 con (năm 1961) xuống 2,43 con (năm 2020). Có được kết quả đó là sự cố gắng rất lớn của toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 75,4 tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người dân tỉnh ta có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn. Việc mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ được mở rộng, chất lượng ngày càng cao, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác Dân số và Phát triển đã được đẩy mạnh toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu. Những thành quả của công tác dân số đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Y tế Vũ Thư và các đại biểu dự hội nghị thành lập CLB Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi xã Xuân Hòa
5. Tổ chức mạng lưới làm công tác dân số được kiện toàn và phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Hệ thống làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở được bố trí sắp xếp hợp lý: Tuyến tỉnh là Chi cục Dân số - KHHGĐ, đơn vị trực thuộc Sở Y tế; tuyến huyện, thành phố là Phòng Dân số - Truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Y tế; tuyến xã, phường, thị trấn: Có cán bộ dân số làm việc trong trạm y tế và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố kiêm chức năng cộng tác viên dân số.
Đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên dân số có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm và trình độ luôn đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Giảng viên Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng, cung ứng dịch vụ dân số ( Cục Dân số) tập huấn kĩ năng truyền thông cho cán bộ dân số tuyến tỉnh, huyện, xã
6. Xã hội hóa công tác dân số được triển khai tích cực
Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 818/QĐ-BYT và Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/2/2019 của Bộ Y tế, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của người dân, từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua bán” phù hợp với khả năng và phân khúc thị trường; huy động các nguồn lực từ người dân trong việc đáp ứng chất lượng các dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
7. Những kết quả công tác dân số đạt được trong những năm qua Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý
Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 2000; Huân chương lao động hạng Nhì năm 2006; Huân chương lao động hạng Nhất lần thứ nhất năm 2011 và lần thứ hai năm 2020.
- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2010; Bộ Y tế tặng cờ thi đua năm 2009, năm 2023; UBND tỉnh tặng cờ năm 2019.
Hàng chục tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc; 04 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 01 cá nhân được nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, nhiều cán bộ dân số tỉnh, huyện, xã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Gần 5.000 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Dân số - KHHGĐ qua các thời kỳ của tỉnh Thái Bình được trao tặng Huy chương và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân số Việt Nam.
* KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số của tỉnh trong giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là:
1. Quy mô dân số và mức sinh: Quy mô dân số lớn Thái Bình (đứng thứ 11 toàn quốc), mật độ dân số cao (1,173 người/km2), tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ngày một tăng (tỷ lệ con thứ 3 trở lên năm 2017 là 12,6%, năm 2023 là 21,6%). Tổng tỷ suất sinh năm 2020 là 2,43 con/ bà mẹ (đứng thứ 33/63), năm 2023 là 2,23 con/ bà mẹ. Trung bình mỗi năm có khoảng 18.000 - 20.000 trẻ em được ra đời, dẫn tới tỷ lệ sinh, mật độ dân số ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
2. Cơ cấu dân số tỉnh Thái Bình đang trong giai đoạn chuyển từ “Cơ cấu dân số vàng” sang giai đoạn “Già hóa dân số”, Tỷ số giới tính khi sinh giảm chậm và không ổn định năm 2015 là 111,6 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2018 là 111,7 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2023 là 116,6 trẻ trai/100 trẻ gái
3. Chất lượng dân số: Chất lượng dân số được cải thiện chưa nhiều: Tuổi thọ bình quân tăng (75,4 tuổi) nhưng số năm sống khỏe thấp; tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh tật kép, bệnh không lây nhiễm còn cao, 70% số người cao tuổi chủ yếu là ở nông thôn; Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sàng lọc chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, sức khỏe trước khi kết hôn... hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, tỷ lệ nạo phá thai còn cao.
4. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động về Dân số- KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn ở một số nhóm đối tượng khó tiếp cận như vị thành niên/thanh niên, công nhân làm việc tại các công ty, xí nghiệp, trường học, vùng biển, ven biển. Tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác dân số và phát triển.
Hội thi Phụ nữ với công tác Dân số và phát triển tại huyện Thái Thụy
5. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, cán bộ thường xuyên biến động đã ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nhiệt huyết và sự biến động mạnh của đội ngũ cán bộ dân số. Các nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia
* MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
1. Công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo
- Tiếp tục tham mưu trình cấp có thẩm quyền, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, Kế hoạch 61-KH/TU, Kế hoạch 78/KH-UBND. Nhằm thực hiện tốt 3 lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số.
- Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo Công tác Dân số và Phát triển tỉnh tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chương trình, dự án, đề án, mô hình về dân số và phát triển phấn đấu đạt được các mục tiêu vào năm 2030.
2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số
Tiếp tục triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung công tác dân số trong tình hình mới. Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dân số cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng...
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin ở cơ sở.
Hội thi Rung chuông vàng Tìm hiểu kiến thức về Dân số, SKSS vị thành niên, thanh niên tại trường TH-THCS Phú Châu huyện Đông Hưng
3. Tiếp tục triển khai các Chương trình, Dự án nâng cao chất lượng dân số
- Tham mưu cho Sở Y tế phối hợp, chỉ đạo, tổ chức, triển khai, thực hiện Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 8/4/2021 thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 23/5/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch 90/KH-UBND ngày 29/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình đến năm 2030.
4. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số
Tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước; đồng thời huy động nguồn đầu tư từ cộng đồng, các dự án, tổ chức để phục vụ cho công tác dân số, đáp ứng được nhiệm vụ đề ra.
5. Kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy và đào tạo
Thường xuyên tham mưu kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp. Tiếp tục tham mưu kiện toàn bộ máy làm công tác dân số các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số.